Chứng thực Merkheperre

Merkheperre xuất hiện trong cuộn giấy cói Turin, một bản danh sách vua được biên soạn vào giai đoạn đầu thời đại Ramesses.[4] Theo nhà Ai Cập học Kim Ryholt, cuộn giấy này ghi lại tên ngai của ông ở cột thứ 8, dòng 17[3] (Gardiner entry 7.22 [5]). Cuộn giấy cói Turin bị hư hại ở mục chứa giai đoạn cuối của vương triều thứ 13 và độ dài triều đại của Merkheperre đã bị mất

Merkheperre còn được chứng thực nhờ vào hai hiện vật có niên đại thuộc vào triều đại của ông: một quả cân được đánh bóng bằng đá phiến xám mang đồ hình của ông, ngày nay nằm tại bảo tàng Petrie UC 16372[6][7] và một con dấu bọ hung khắc tên của ông. Mặc dù con dấu bọ hung này được chấp nhận là bằng chứng của Merkheperre bởi Darrell Baker, Jürgen von Beckerath, Stephen Quirke và những người khác, Kim Ryholt lại bác bỏ điều này.[4] Ryholt chỉ ra rằng nó không có các biểu trưng và dấu hiệu của hoàng gia cũng như các đặc điểm về phong cách của nó lại khác biệt với những con dấu hoàng gia khác của vương triều thứ 13. Thay vào đó, Ryholt đề xuất rằng con dấu này đơn giản miêu tả Khepri đang đẩy mặt trời.[3]